Thầu dầu tía
Ngành: Hạt kín/Ngọc lan
Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan
Bộ: Sơ ri/Kim đồng
Họ: Thầu dầu
Chi: Ricinus
Tên khoa học: Ricinus communis L.
Tên Việt Nam: Thầu dầu tía
Đặc điểm nhận dạng: Cây nhỏ cao 4-5 m, vỏ có sắc màu khác nhau tùy thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa; cuống dài có tuyến; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở cụm hay ở nách lá, thành thùy, hoa đực ở phía dưới, hoa cái trên, có nhiều lá bắc phủ ở ngoài; quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám, có vân đỏ hay nâu đen. Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 4-8. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5.
Phân bố: Cây ưa sáng, chịu nhiều loại đất và địa hình khác nhau từ đất bạc màu sau nương rẫy đến khô hạn và ẩm ở các khu vực quanh nhà, bờ ruộng. Tái sinh hạt tốt hơn tái sinh chồi.
Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Sinh Tồn
Giá trị sử dụng: Hạt, dùng chữa sa tử cung và trực tràng, sót nhau, viêm da, viêm hạch lao; đầu hạt trị mụn nhọt. Lá được dùng trị viêm mủ da, eczcma, mẩn ngứa, ung nhọt, diệt dòi, giết bọ gậy.
Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).