Tai tượng ấn độ
Ngành: Hạt kín/Ngọc lan
Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan
Bộ: Sơ ri/Kim đồng
Họ: Thầu dầu
Chi: Acalypha
Tên khoa học: Acalypha indica L.
Tên Việt Nam: Tai tượng ấn độ
Đặc điểm nhận dạng: Cây cỏ cao 40 cm hay hơn, thường phân cành từ gốc. Lá hình trái xoan, hình thoi có góc ở gốc, tù ở chóp, nhẵn, hơi có chấm trong suốt, có răng cưa thưa ở nửa trên của phiến lá, dài 3,5-5 cm, rộng 2,5-4 cm, cuống mảnh hơi có lông lún phún, dài 3,5-7,5 cm. Hoa thành bông ở nách lá, đơn độc, hơi có lông lún phún, dài 4-8 cm, hoa đực ở phần gần ngọn của trục. Quả nang đường kính 2-3 mm, hơi có lông.
Phân bố: Loài cỏ nhiệt đới, phổ biến dọc các bãi cỏ đường đi ở đồng bằng và vùng núi. Thu hái toàn cây quanh năm.
Distribution on Truong Sa archipelago: Nam Yết.
Giá trị sử dụng: Tác dụng chữa: Viêm khí quản, viêm phổi và hen suyễn, táo bón, bệnh ngoài da, ghẻ…
Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).