TextHead
TextBody
logo
ATLAS CÁC LOÀI SINH VẬT
Quần Đảo Trường Sa
icon

Tâm mộc

Ngày đăng: 01/04/2023

Ngành: Hạt kín/Ngọc lan

Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan

Bộ: Vòi voi

Họ: Vòi voi

Chi: Cordia

Tên khoa học: Cordia subcordata Lam.

Tên Việt Nam: Tâm mộc

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn, cao đến 10 m, đường kính gốc 40cm, phân cành sớm, cành không lông, màu nhạt, vỏ gốc nứt dọc theo thân. Lá có phiến mỏng, không lông, gốc lá hình tim. Hoa chùm mọc ở nách lá, mỗi chùm có từ 6 đến 10 hoa. Hoa màu cam, to, rộng 3-5 cm, đài cao 1-1,3 cm, có 4 -5 răng. Nhị 5 -7 chiếc gắn giữa ống vành. Quả bầu dục, dạng trứng màu xanh, cao đến 1 cm, có đài ôm đến một nửa; hạch cứng ráp, có 4 cạnh, mỗi quả có 1-3 hạt, quả chín có màu nâu đen.

Phân bố ở Việt Nam: Rất phổ biến ở các vùng ven biển miền trung nước ta. Cây ưa sáng, mọc ven các dải cát nên khả năng chịu hạn và chịu mặn rất cao. Tái sinh hạt tốt hơn tái sinh chồi. Hoa tháng 4 đến tháng 6 quả tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.

Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa.

Giá trị sử dụng: Làm cảnh, bóng mát, có hoa rất đẹp. Quả chứa nhiều chất nhày rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm.

Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.

Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).

TextFooter
Thông báo
Đóng