Phong ba, Bạc biển
Ngành: Hạt kín/Ngọc lan
Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan
Bộ: Vòi voi
Họ: Vòi voi
Chi: Heliotropium
Tên khoa học: Heliotropium arboreum (Blanco) Mabb. (Tournefortia argentea)
Tên Việt Nam: Phong ba, Bạc biển
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ, cao trung bình 3-6 m, cây có thể đạt chiều cao tới 10-15 m nếu sống trong môi trường tối ưu. Cây thường xanh, có thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp, hay mọc ở những nơi đất cát.
Lá dày, kích thước khoảng 3-6 cm, mặt trên lấ xanh đậm còn mặt dưới xanh nhạt hơn có ánh bạc. Cụm hoa xim bò cạp xếp hai dãy nhỏ màu trắng, nhỏ chỉ 5 mm. Quả hạch hình tròn với đường kính khoảng 5-8 mm, quả phong ba mọc thành chùm. Quả tươi có màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng có thể ngả sang màu vàng hoặc nâu.
Distribution: Cây có thể tái sinh bằng hạt và chồi, chịu được gió bão, nước mặn và có thể sống tốt trên bãi cát san hô. Ở Việt Nam, loại cây này mọc tự nhiên tại các đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo, Bãi Canh (Bà Rịa-Vũng Tàu), quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà). Ngoài ra vùng biển từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận cũng còn một ít cá thể sống rải rác.
Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Tất cả các đảo, tại đảo Song Tử Tây (có 1 cây cổ thụ là Cây Di sản).
Giá trị sử dụng: Trồng làm cảnh, bóng mát. Cây có tác dụng chắn cát, gió… Phong ba được xem là cây biểu tượng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chữa rắn biển cắn.
Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).