Rau càng cua
Ngành: Hạt kín/Ngọc lan
Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan
Bộ: Hồ tiêu
Họ: Hồ tiêu
Chi: Peperomia
Tên khoa học: Peperomia pellucida (L.) Kunth
Tên Việt Nam: Rau càng cua
Đặc điểm nhận dạng: Cây cỏ sống hàng năm, nhớt, nhẵn, phân nhánh cao 20-40 cm. Lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác - trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15-20 mm, rộng gần bằng đài. Hoa họp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2-3 lần lá. Quả mọng hình cầu, đường kính 0,5 mm; có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh. Khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ. Rễ chùm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường sống ẩm ướt, mát mẻ.
Đặc điểm sinh học, sinh thái: Xuất hiện nhiều ở những nơi ẩm ướt, cây ưa mọc nơi đất ẩm thấp, mương rạch, vách tường…
Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Đá Tây A, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa.
Giá trị sử dụng: Thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng. Dùng làm vị thuốc, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất trong rau tốt cho tim mạch, bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).
Người cập nhật: Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương.