TextHead
TextBody
logo
ATLAS CÁC LOÀI SINH VẬT
Quần Đảo Trường Sa
icon

Lá lốt

Ngày đăng: 01/04/2023

Ngành: Hạt kín/Ngọc lan

Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan

Bộ: Hồ tiêu

Họ: Hồ tiêu

Chi: Piper

Tên khoa học: Piper sarmentosum Roxb.

Tên Việt Nam: Lá lốt

Đặc điểm nhận dạng: Cây thảo sống lâu, cao 30-40 cm hay hơn, mọc bò, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.

Đặc điểm sinh học, sinh thái: Lá lốt được coi là loài đặc hữu phổ biến của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Lá lốt là cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành những đám lớn ở ven rừng, dọc theo các bò khe suối ở cửa rừng, chân núi đá vôi, các bờ ao ở quanh làng. Cây ra hoa quả hàng năm. Hình thức tái sinh tự nhiên chủ yếu là mọc chồi từ thân rễ.

Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Đông.

Giá trị sử dụng: Làm rau gia vị. Điều trị phong thấp, sốt rét, đau răng, đau bụng lạnh, thủy thũng (Thân rễ). Toàn cây làm thuốc long đờm, lợi trung tiện.

Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.

Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).

TextFooter
Thông báo
Đóng