TextHead
TextBody
logo
ATLAS CÁC LOÀI SINH VẬT
Quần Đảo Trường Sa
icon

Diệp hạ châu đắng

Ngày đăng: 02/04/2023

Ngành: Hạt kín/Ngọc lan

Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan

Bộ: Sơ ri/Kìm đồng

Họ: Diệp hạ châu

Chi: Phyllanthus

Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach. & Thonn.

Tên Việt Nam: Diệp hạ châu đắng

Đặc điểm nhận dạng: Cây thân thảo, cao 20-30 cm, đôi khi có thể phát triển đến 60-70 cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi.

Lá hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3-4 mm, dài 1-1,5 cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn.

Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành.

Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh.

Mùa hoa nở thường vào tháng 4-6; và cho quả vào tháng 7-9.

Phân bố: Cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi. Cây con mọc từ hạt.

Phân bố trên quần đảo Trường Sa: Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Sơn Ca, Trường Sa Đông, Trường Sa.

Giá trị sử dụng: Diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.

Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).

TextFooter
Thông báo
Đóng