Cá thù lù
Ảnh: Oleg Savinkin Vladimirocich và cs (thuộc đề tài KCB – TS – 01)
Lớp: cá Vây tia
Bộ: Acanthuriformes
Họ: cá Thù lù
Giống: Zanclus
Tên khoa học: Zanclus cornutus (Linnaeus, 1758)
Tên Việt Nam: Cá thù lù
Mô tả hình thái: chiều dài tối đa: 23,0 cm, chiều dài phổ biến: 21,0 cm. Tổng số gai vây lưng: 6-7; tổng số tia vây lưng: 39-43; số gai vây hậu môn: 3; số tia vây hậu môn: 31-37. Cơ thể giống hình đĩa dẹt. Mõm hình ống với miệng nhỏ chứa nhiều răng dài giống như lông. Gai lưng kéo dài thành sợi giống như roi da.
Thức ăn: chủ yếu ăn động vật có vỏ nhỏ.
Đặc điểm sinh thái: sống trong rạn san hô; độ sâu từ 3-182 m, thường từ 5-182 m. Sống trong các đầm phá nước đục, bãi đá ngầm và các rạn san hô và đá nước trong hướng ra biển. Thường sống thành các nhóm nhỏ gồm 2 hoặc 3 cá thể. Con trưởng thành sống đơn lẻ, theo cặp và đôi khi thấy trong các đàn lớn.
Phân bố trên thế giới: Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Đông Phi đến quần đảo Rapa và Ducie, phía bắc đến miền nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii, phía nam đến đảo Lord Howe. Đông Thái Bình Dương: phía nam Vịnh California đến Peru.
Phân bố ở Việt Nam: Vùng biển Phú Yên, Ninh Thuận, Cù Lao Chàm, quần đảo Trường Sa.
Tình trạng bảo tồn: ít được quan tâm
Tài liệu trích dẫn:
1. Myers, R.F., 1991. Micronesian reef fishes. Second Ed. Coral Graphics, Barrigada, Guam. 298 p.
https://www.fishbase.se/summary/SpeciesSummary.php?id=5950
2. Nguyễn Văn Long, 2013. Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 1; 2013: 31-40.
3. Mai Xuan Dat, Nguyen Van Long, Phan Thi Kim Hong, 2020. Coral reef fishes in the coastal zone waters of Ninh Thuan province. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 20(4A), 125–139.
4. Nguyễn Văn Long & Mai Xuân Đạt. 2020. Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm - Hội An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20. 10.15625/1859-3097/20/1/13553.