TextHead
TextBody
logo
ATLAS CÁC LOÀI SINH VẬT
Quần Đảo Trường Sa
icon

Hếp, Bão táp

Ngày đăng: 01/04/2023

Ngành: Hạt kín/Ngọc lan                                        

Lớp: Hai lá mầm/Ngọc lan

Bộ: Cúc

Họ: Hếp/Sơn dương

Chi: Scaevola

Tên khoa học: Scaevola taccada (Gaertn.) Roxb.

Tên Việt Nam: Hếp, Bão táp

Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi to, có thể đạt đến chiều cao 4 m đặc trưng của vùng duyên hải, mọc gần biển, quen chịu nước mặn, thường mọc trên đất cát hay sỏi đá. Lá của loại cây này thường hơi mọng nước, dài khoảng 20 cm, mọc xen kẽ dày, đặc biệt ở phần búp cây. Lá cây trơn, hơi giống lá hoa sứ, có màu xanh hơi vàng tươi mát. Hoa và quả cây có màu trắng, ra quanh năm. Hoa có dạng cái quạt. Quả cây nổi được trên mặt nước, và được dòng chảy mang đi nên cây này thường là một trong các loại cây tiên phong ở các bãi cát hoang tại vùng nhiệt đới.

Phân bố: Cây Hếp thường mọc trực tiếp trên bãi biển nhiệt đới, đặc biệt là bãi biển san hô. Nó thường mọc tại những nơi thường xuyên chịu sóng gió mặn, và thường là những loại cây đầu tiên mọc trên các bãi và doi cát trên biển. Ngoài hạt ra, cây rất dễ trồng, chỉ cần cắm cành xuống là sống được. Cây ưa thích các vùng cát khô, chịu muối mặn rất tốt.

Phân bố trên quần đảo Trường Sa: An Bang, Đá TâyA, Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Sơn Ca, Trường Sa.

Giá trị sử dụng: Được trồng để chống xói lở cũng như để làm cảnh. Cây được trồng ở mép biển. Quả được dùng chữa bệnh mờ mắt, rễ và lá sắc uống chữa phù thũng, lá có tác dụng cầm tiêu chảy.

Phân hạng bảo tồn: Ít quan tâm.

Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Bùi Văn Thanh, Đỗ Văn Hài, Lê Xuân Đắc, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Vũ Anh, Đặng Ngọc Huyền, Phạm Mai Phương).

Cùng họ

TextFooter
Thông báo
Đóng