TextHead
TextBody
logo
ATLAS CÁC LOÀI SINH VẬT
Quần Đảo Trường Sa
icon

Zebrasoma velifer (Bloch, 1795)

Ngày đăng: 24/02/2023

Ảnh: Oleg Savinkin Vladimirocich và cs.

Lớp: cá Vây tia 

Bộ: cá Vược

Họ: cá Đuôi gai

Giống: Zebrasoma

Tên khoa học: Zebrasoma velifer (Bloch, 1795)

Mô tả hình thái: Chiều dài cơ thể tối đa là 40 cm. Cơ thể có các dải sọc màu xám và màu nâu sẫm xen kẽ (dải sọc sẫm nhất ở đầu, băng qua mắt). Trên những dải sọc rộng này còn có những dải sọc hẹp và những đốm màu vàng (những đốm vàng tập trung chủ yếu ở thân trước). Đầu và mõm có màu xám, dày đặc với các chấm màu trắng. Vây lưng và vây hậu môn màu nâu sẫm, với các vân sọc màu vàng nhạt. Vây đuôi màu vàng nâu đến nâu sẫm, có vạch trắng ở gốc. Cuống đuôi của Z. velifer có ngạnh sắc như hầu hết những loài cá đuôi gai khác, có viền màu xanh tím bao quanh. Tất cả các loài Zebrasoma đều có thể căng rộng vây lưng và vây hậu môn.(2)
Số gai vây lưng: 4-5; số tia vây lưng: 29-33; số gai vây hậu môn: 3; số tia vây hậu môn: 23-26; số tia vây ngực: 15-17; số gai vây bụng: 1; số tia vây bụng: 5.

Thức ăn: các loại tảo đỏ và tảo lục.(1)

Phân bố trên thế giới: phạm vi phân bố rộng rãi ở Tây và Trung Thái Bình Dương. Từ vịnh Thái Lan, loài cá này xuất hiện rộng khắp vùng biển các nước Đông Nam Á, băng qua Papua New Guinea đến hầu hết các quốc đảo thuộc châu Đại Dương (xa nhất ở phía đông là đến quần đảo Pitcairn); phạm vi phía bắc trải dài đến miền nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii; phía nam giới hạn đến đảo Rottnest và Sydney (hai bờ tây-đông của Úc). Ở Đông Ấn Độ Dương, Z. velifer được ghi nhận ở ngoài khơi đảo Christmas.(1)

Phân bố ở Việt Nam: quần đảo Trường Sa.
Sống đơn độc gần các rạn san hô ở độ sâu đến 45 m, nhưng cũng có thể bơi theo cặp. Cá trưởng thành cũng có thể hợp thành đàn khoảng từ 50 đến 100 cá thể ở vùng gian triều để kiếm ăn. Z. velifer luôn bảo vệ lãnh thổ của mình trước đồng loại.(1)

Tình trạng bảo tồn: ít được quan tâm.

Tài liệu trích dẫn:

1. D. R. Robertson (1983). “On the spawning behavior and spawning cycles of eight surgeonfishes (Acanthuridae) from the Indo-Pacific” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 9 (3/4): 193–223.

2. R. C. Guiasu; R. Winterbottom (1998). “Yellow juvenile color pattern, diet switching and the phylogeny of the surgeonfish genus Zebrasoma (Percomorpha, Acanthuridae)” (PDF). Bulletin of Marine Science. 63 (2): 277–294.

TextFooter
Thông báo
Đóng