Acanthurus pyroferus
Ảnh: Oleg Savinkin Vladimirocich và cs.
Lớp: cá Vây tia
Bộ: cá Vược
Họ: cá Đuôi gai
Giống: Acanthurus
Tên khoa học: Acanthurus pyroferus (Kittlitz, 1834)
Mô tả hình thái: tổng số gai vây lưng: 8; tổng số tia vây vây lưng: 27-30; số gai vây hậu môn: 3; số tia vây hậu môn: 24 - 28. Màu đen tía; một mảng màu cam loang ở mép lỗ mang, ngay trên gốc vây ngực; một dải màu đen rộng từ đầu trên của khe hở mang đến rìa nắp mang xuống đến eo; mỏm gai đuôi có rìa hẹp màu đen. Môi thâm đen; một vệt màu cam sau mắt; một đường trắng dưới cằm kéo dài hơn một chút so với miệng. Rãnh mang ở hàng trước 23-26; ở hàng sau 25-27. Con non có thể biểu hiện 3 kiểu màu khác nhau bắt chước các loài Centropyge. Vây đuôi tròn ở con non.
Thức ăn: chủ yếu là tảo.(1)
Phân bố trên thế giới: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ quốc gia Seychelles đến các đảo Marquesas và Tuamoto, phía bắc đến nam Nhật Bản, phía nam đến Great Barrier Reef và New Caledonia.(1)
Đời sống gắn với các rạn san hô, trong các đầm phá có độ sâu 4-60 m, thường từ 5-40 m.
Phân bố ở Việt Nam: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và Quần đảo Trường Sa, cũng như tại Phú Yên.(2)
Tình trạng bảo tồn: ít được quan tâm.
Tài liệu trích dẫn:
1. Randall, J.E., 1956. A revision of the surgeonfish genus Acanthurus. Pac. Sci. 10(2):159-235.
2. Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
3. Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.